Yếu liệt tay chân do u tuyến thượng thận

Khối u làm tăng tiết hormon tuyến thượng thận

Đầu năm 2023, tay chân chị thường xuyên bị tê cứng, co quắp. Dần dần, chị không đi được, ngay cả đứng cũng khó khăn. Sợ đột quỵ, chị được đưa đến bệnh viện gần nhà nhưng chỉ ghi nhận huyết áp cao, tăng canxi và hạ kali máu. Sau 10 phút truyền canxi, tay chân chị hết co cứng. Tuy nhiên, kali trong máu vẫn không tăng dù đã truyền rất nhiều. Sợ biến chứng nguy hiểm, chị B. được nhập viện ở bệnh viện lớn để siêu âm, xét nghiệm máu, đo điện cơ…. nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân.

Hơn 3 tháng uống thuốc nhưng chị B. vẫn yếu tay chân, xảy ra có tính chu kỳ, mỗi khi lên cơn mệt chị không đi lại được, chỉ biết nằm một chỗ, không thể lao động, đã có lúc chị muốn buông xuôi và chấp nhận tình trạng sức khỏe của mình.

Trong lần xem tivi, con trai của chị thấy bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP.HCM chữa khỏi cho một bệnh nhân có triệu chứng tương tự nên hai mẹ con bắt đầu hành trình đi tìm nguyên nhân bị yếu liệt tay chân của mình. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, cho biết chị B. có những triệu chứng gợi ý của bệnh có thể liên quan đến tuyến thượng thận như: cường aldosterone, một loại hormone do tuyến thượng thận tăng tiết quá mức gây ra. Ngay lập tức, bác sĩ Tuyền cho chị B. làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh cho chị.

Đúng với dự đoán của bác sĩ Tuyền, kết quả xét nghiệm ghi nhận hormone aldosterone tăng hơn 100 ng/ml (chỉ số bình thường ở tư thế đứng từ 2,21 – 35,3 ng/dl, thư thế nằm 1,17 – 23,6 ng/dl), chỉ số kali hạ còn 1,95 mmol/L (chỉ số bình thường từ 3,5 – 5,1 mmol/L).

Bác sĩ Tuyền nghi hormone aldosterone tăng tiết có thể do u ở tuyến thượng thận. Bác sĩ chỉ định cho chị B. siêu âm ổ bụng và chụp MRI. Kết quả ghi nhận ở tuyến thượng thận trái của chị có một khối u hình cầu, kích thước khoảng 2cm, nằm sâu sát cột sống và động mạch chủ, sau lách và dưới cơ hoành. Sau khi tìm được nguyên nhân gây hạ kali máu, chị B. được mời hội chẩn chuyên khoa Tiết niệu, hướng dự kiến sẽ phẫu thuật cắt u tuyến thượng thận trái cho bệnh nhân.

yeu-liet-tay-chan-do-u-tuyen-thuong-than

Mổ u mất chưa đến 1ml máu

Trước ngày mổ, chị B. được nhập viện dùng thuốc kháng aldosterone và điều chỉnh lượng kali về mức an toàn.

Bác sĩ CKI Phan Trường Nam, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa là người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho biết: người bệnh được mổ nội soi sau phúc mạc, giúp tiếp cận bướu nhanh và dễ hơn, không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong ổ bụng, hậu phẫu nhẹ nhàng, ít đau và nhanh chóng phục hồi.

Dưới camera của dàn máy phẫu thuật nội soi Karl Storz của Đức, dụng cụ trang thiết bị hiện đại cùng với kinh nghiệm của phẫu thuật viên, khối u dễ dàng được bộc lộ rõ, hình cầu, kích thước 2 x 2,5cm có màu vàng, vỏ bao giới hạn rõ. Sau hơn một tiếng phẫu thuật khối u đã được cắt bỏ hoàn toàn và tổng lượng máu mất chưa đến 1ml.

3 tiếng sau mổ, người bệnh thấy người khỏe hơn có thể trò chuyện cùng con và chồng. Chị nói nhỏ nhẹ: “Cuối cùng cũng cắt được khối u, gia đình mình ăn ngon ngủ yên được rồi. Bệnh hành hạ bao nhiêu tháng không làm được gì cả.”

Cường aldosterone nếu không được kiểm soát sớm, tình trạng cao huyết áp kéo dài làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, kali hạ thấp gây rối loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim.

Trường hợp chị B. bị cường aldosterone do có khối u ở tuyến thượng thận, để điều trị bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ. Sau mổ, huyết áp chị ổn định, không cần dùng thuốc kiểm soát huyết áp, kali máu về mức bình thường. Hiện tại nồng độ hormone aldosterone đã giảm tới mức an toàn, các hormone tuyến thượng thận bình thường. Sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý không làm việc nặng từ 4 – 6 tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên, do tuyến thượng thận trái bị cắt bỏ, người bệnh cần tái khám và kiểm tra nồng độ hormone định kỳ để phòng trường hợp cơ thể bị thiếu hormone.

Để phòng biến chứng do các bệnh của tuyến thượng thận, người dân nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện và điều trị sớm.

yeu-liet-tay-chan-do-u-tuyen-thuong-than

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền cho biết tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ, có hình tam giác nằm trên đỉnh đầu của 2 quả thận. Tuyến thượng thận tiết ra các loại hormone như: cortisol, aldosterone, androgen, adrenaline, noradrenaline. Các hormone này có chức năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết, duy trì huyết áp ổn định, cân bằng natri và điện giải, phản ứng với căng thẳng.

Aldosterone có tác dụng làm tăng tái hấp thu natri và tăng bài tiết kali qua thận và ra ngoài qua nước tiểu. Ngược lại, aldosterone tiết ra quá nhiều sẽ gây ra tình trạng cường aldosterone. Nguyên nhân do người bệnh bị u tuyến thượng thận, tăng sản thượng thận hoặc ung thư biểu mô. Các dấu hiệu bệnh có thể nhận biết như: yếu cơ, tê liệt thoáng qua, cơ co quắp, tăng huyết áp, hạ kali máu… Do đó nếu liên tục truyền kali nhưng không kiểm soát lượng hormone aldosterone thì kali truyền vào sẽ bị thải qua thận liên tục.

Ngoài ra, Quý khách hàng có thể tham khảo thêm sản phẩm Mabio chính hãng có bán tại Hệ Thống Nhà Thuốc Gia Hân Pharmacy & giao hàng trên toàn quốc.

Hệ Thống Nhà Thuốc Gia Hân Pharmacy là nơi Quý khách hàng yên tâm gửi trọn niềm tin để chăm sóc sức khoẻ cho cả gia đình mình.

Đến với chúng tôi, Quý khách hàng thoải mái trải nghiệm cảm giác mua sắm hàng chính hãng với giá tốt nhất đầy đủ các sản phẩm thuốc tây, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, mỹ phẩm, thiết bị y tế…

Comments are closed.