Thức khuya làm tăng 19% nguy cơ bị tiểu đường
Thừa cân, thức khuya, ít vận động, hút thuốc lá… là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường, trong đó thức khuya nói riêng có thể làm tăng 19% nguy cơ.
Mắc bệnh khi lấy đêm làm ngày
Tạp chí của Hiệp hội Bác sĩ Hoa Kỳ (American College of Physicians, viết tắt là ACP) vừa công bố thói quen thức khuya làm tăng 19% nguy cơ bị tiểu đường. Nghiên cứu này được thực hiện trên 63.676 điều dưỡng trong độ tuổi 45 – 62 tuổi không có tiền sử ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường trước đó. (1)
Thạc sĩ – bác sĩ Trần Đình Mạnh Long, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, cho biết thói quen thức khuya cùng với những thói quen sinh hoạt không lành mạnh khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, ghi nhận nhiều trường hợp phát hiện mắc bệnh tiểu đường trên những người có thói quen thức khuya.
Cầm kết quả xét nghiệm, anh N.N.T. lo lắng khi mắc bệnh tiểu đường type 2 ở tuổi 34. Chỉ số đường huyết thường trên 300 mg/dL (chỉ số đường huyết bình thường từ 70-130 mg/dL). Anh cho biết bản thân thường ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ít ăn ngọt và hạn chế tinh bột. Tuy nhiên, anh là kỹ sư công nghệ thông tin luôn làm với đối tác nước ngoài, phải lấy đêm làm ngày. Gần đây, anh kiệt sức, khát nước, đi tiểu liên tục nên đi khám mới phát hiện bệnh. Qua theo dõi và điều chỉnh đường huyết theo phác đồ của bác sĩ trong 1 tuần, anh T. cảm giác khỏe hơn nhiều, chỉ số đường huyết ổn định.
Hay trường hợp của em N.Q.A. 19 tuổi, mất ngủ 2 năm nay do áp lực việc học. Căng thẳng việc học, em trốn trong phòng, không tiếp xúc với ai, ít vận động thể chất. Em thường đi ngủ sau 1 giờ sáng và một năm nay phải sử dụng thuốc an thần. A. chia sẻ mỗi lần thức khuya, em hay xem phim, thèm đồ ngọt. A. được bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM phát hiện tiểu đường type 2 khi có triệu chứng mệt mỏi, khát nước, uống nhiều nước, tiểu nhiều.
Ngủ ít ảnh hưởng đường huyết
Bác sĩ Trần Đình Mạnh Long cho biết nhịp sinh học là thuật ngữ mô tả chu kỳ thức/ngủ tự nhiên của não bộ. Khi bạn duy trì thói quen đi ngủ và thức giấc cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ làm não bộ của bạn quen dần với nhịp sinh hoạt đó. Điều này giúp bạn dễ ngủ về đêm và thức giấc đúng giờ ngay trước khi đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng. Một giấc ngủ tốt sẽ làm giảm cảm giác buồn ngủ, uể oải vào ban ngày. Tùy vào độ tuổi và cơ địa mà mỗi người sẽ có thời gian ngủ lý tưởng khác nhau. Với người trưởng thành (18 – 60 tuổi) cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm và nên duy trì thời gian ngủ đều đặn. (2)
Cũng theo bác sĩ Long, ngủ ít sẽ ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết của cơ thể do những tác động lên các hormon insulin, cortisol và quá trình stress oxy hóa. Ngủ ít không chỉ làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường mà còn tăng nguy cơ đề kháng insulin – giai đoạn đầu tiên của quá trình rối loạn đường huyết cho người bình thường. Ngoài ra, ngủ trễ hoặc thiếu ngủ làm tăng tiết ghrelin (hormone gây cảm giác đói) và giảm tiết leptin (hormone tạo cảm giác no). Do đó, người ngủ trễ và thiếu ngủ thường có cảm giác thèm ăn, làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường. (3)
Bác sĩ Long nhấn mạnh, với người chưa bị tiểu đường, thức khuya kéo dài sẽ làm đảo lộn “nhịp sinh học” của cơ thể, gây nên những rối loạn về mặt chuyển hóa, do đó làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Ở những bệnh nhân tiểu đường, thức khuya hoặc thiếu ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực lên kiểm soát đường huyết, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạn tính lên tim, thần kinh, mạch máu, mắt… Việc cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để góp phần kiểm soát đường huyết và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ Trần Đình Mạnh Long khuyên bạn nên ngủ trước 22 giờ, ngủ đủ giấc, duy trì nhịp sinh học đều đặn mỗi ngày cũng như kết hợp thêm các lối sống lành mạnh khác như tập thể dục thường xuyên, tránh dùng các chất kích thích trước khi đi ngủ, giữ phòng ngủ mát mẻ, thoải mái và yên tĩnh. Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, người dân nên đi khám bác sĩ để được điều trị sớm.
Bác sĩ Trần Đình Mạnh Long cho biết tiểu đường liên quan nhiều đến chế độ sinh hoạt, ăn uống, gen di truyền… Bộ Y tế thống kê Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường. Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng lên các cơ quan như: tim mạch, thận, thần kinh, mắt…
Ngoài ra, Quý khách hàng có thể tham khảo thêm sản phẩm Vương Não Khang chính hãng có bán tại Hệ Thống Nhà Thuốc Gia Hân Pharmacy & giao hàng trên toàn quốc.
Hệ Thống Nhà Thuốc Gia Hân Pharmacy là nơi Quý khách hàng yên tâm gửi trọn niềm tin để chăm sóc sức khoẻ cho cả gia đình mình.
Đến với chúng tôi, Quý khách hàng thoải mái trải nghiệm cảm giác mua sắm hàng chính hãng với giá tốt nhất đầy đủ các sản phẩm thuốc tây, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, mỹ phẩm, thiết bị y tế…
Comments are closed.